Đầy bụng là hiện tượng xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa hoạt động chưa hiệu quả cộng với sai lầm trong việc chăm sóc của cha mẹ. Trẻ bị đầy bụng sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, chán ăn, nôn trớ…khiến cha mẹ đau đầu không biết xử lý sao. Dưới đây là một số cách chữa đầy bụng cho trẻ hiệu quả, các bậc phụ huynh cùng tham khảo.
Đầy bụng ở trẻ là chứng bệnh khiến cha mẹ lo lắng
Biểu hiện khi trẻ bị đầy bụng
Đầy bụng là một trong những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, khi trẻ mắc chứng này thường có các biểu hiện như bụng căng trướng, khó chịu, biếng ăn, chán ăn, bỏ ăn, nôn trớ, có thể đi ngoài phân lỏng hoặc sệt trong vài ngày. Điều này lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Cách chữa đầy bụng cho trẻ hiệu quả
Chữa đầy bụng cho trẻ bằng củ hành củ tỏi
Từ thời xa xưa hành tỏi đã được coi là một phương thuốc hữu hiệu trong việc điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là chứng đầy bụng, chướng hơi. Với trẻ trên 2 tuổi các mẹ có thể phi vài tép hành hoặc tỏi sau đó cho cùng vào cháo để bé ăn. Với trẻ nhỏ hơn thì nướng vài tép tỏi xong lót bằng một miếng vải mỏng rồi đặt lên rốn, cách này sẽ giúp bé giảm đầy bụng hiệu quả.
Chữa đầy bụng bằng cách massage
Massage bụng cũng là cách giảm đầy bụng cho trẻ
Các mẹ có thể dùng tay massage theo chiều kim đồng hồ từ rốn vòng ra ngoài bụng trẻ để đẩy bớt hơi ra ngoài, giảm đầy bụng, Các mẹ có thể dùng dầu massage để bớt rít tay. Không nên làm động tác này khi trẻ vừa ăn xong
Giúp trẻ vận động để giảm đầy bụng
Các mẹ giúp bé đẩy hơi ra ngoài bằng động tác đạp chân. Cho trẻ nằm ngửa, dùng tay cầm nhẹ nhàng chân bé giúp bé đạp chân giống động tác đạp xe đạp, giúp bé đẩy hơi ra ngoài vừa tạo cảm giác thích thú vừa giảm đầy bụng. Động tác này cũng không nên thực hiện khi bé vừa ăn xong.
Ngoài ra đặt bé nằm sấp (không phải ngay sau bữa ăn) cũng là cách giúp bé đẩy hơi từ ruột ra ngoài.
Giảm đầy bụng bằng cách chườm nóng
Sử dụng túi chườm nóng chườm bụng cho trẻ, dùng sức nóng và sức nặng của túi chườm giúp trẻ đẩy hơi ra bên ngoài, nếu không có túi chườm mẹ có thể thay thế bằng khăn ấm.
Giảm đầy bụng bằng cách giúp bé ợ hơi
Sau khi trẻ bú xong, các mẹ có thể dùng các biện pháp giúp bé ợ hơi như vỗ nhẹ hoặc xoa lưng cho trẻ.
Dùng thảo dược giảm đầy bụng
Hình ảnh sản phẩm Gas bimbi
Các mẹ có thể cho bé sử dụng sản phẩm thảo dược giảm đầy bụng, nôn trớ, khó tiêu hiệu quả ở trẻ như gas bimbi. Sản phẩm xuất xứ từ châu Âu với thành phần là thảo dược như dịch chiết quả tiểu hồi, dịch chiết hoa cúc đức… có tác dụng nhanh chóng với chứng đầy bụng, khó tiêu, nôn trớ ở trẻ nhỏ.
Hạn chế đầy bụng ở trẻ nhỏ
Để hạn chế đầy bụng ở trẻ các mẹ nên lưu ý chế độ ăn , không nên cho trẻ ăn dặm sớm cũng như chọn các thực phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ. Dưới đây là một số gợi ý:
Cho trẻ ăn phù hợp với từng độ tuổi
Dưới 5 tháng tuổi chỉ nên cho trẻ bú sữa là phù hợp
Từ 5 – 6 tháng tuổi thì sữa vẫn là chủ yếu nhưng các mẹ nên tập cho bé ăn dặm với bột với lượng từ ít đến nhiều
Trẻ từ 6 – 8 tháng có thể cho ăn bột, sữa, trái cây mềm.
Trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi ngoài sữa, trái cây mềm thì có thể ăn cháo
Từ 12 – 24 tháng ngoài bột, cháo, có thể ăn thêm bún, phở,…
Trên 24 tháng có thể cho bé tập ăn cơm khi đủ răng
Chia lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn của trẻ
Với trẻ sơ sinh nên cho trẻ bú từ 8 – 14 lần mỗi ngày, liên tục tùy theo nhu cầu của trẻ
Khoảng 6 – 8 tháng tuổi, mỗi ngày trẻ cần 2 nửa chén bột với khoảng 5 -6 cữ sữa
Sau 8 tháng có thể tập cho trẻ ăn cháo, 1 tuổi tập ăn bún, phở…Khoảng 2 tuổi thì ăn được cơm.
Giờ giấc cho bé ăn phải hợp lý
Các mẹ cũng nên chú ý vào giờ giấc cho trẻ ăn, không nên cho trẻ ăn quá gần so với bữa trước vì ấy trẻ còn no, thức ăn bữa trước còn chưa tiêu hóa hết khiến trẻ biếng ăn. Thường thì 3 tiếng sau một bữa ăn thì mới tiếp tục cho trẻ ăn tiếp. Cho trẻ ăn với lượng vừa phải, không ép cho trẻ ăn nhiều quá khiến trẻ đầy bụng có thể dẫn đến nôn trớ.
Chú ý đến tư thế cho trẻ bú
Với trẻ bú mẹ thì nên chú ý cho trẻ bú đúng tư thế, kỹ thuật tránh để bé nuốt phải nhiều hơi trong quá trình bú. Với trẻ bú bình, khi bú cần nghiêng bình sao cho sữa ngập núm vú hạn chế trẻ nuốt hơi vào trong dạ dày dẫn đến tình trạng đầy bụng, nôn trớ.
Tư vấn sức khỏe trực tuyến