Chắc hẳn bố mẹ nào cũng sẽ rất lo lắng khi thấy con trẻ nôn nhiều lần trong ngày, không biết trẻ nôn nhiều có nguy hiểm hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày có nguy hiểm?
1.Nguyên nhân khiến trẻ nôn nhiều lần trong ngày
Nếu trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh bị nôn sau khi ăn hoặc bú sữa thì đó là hiện tượng bình thường vì khi đó hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động chưa ổn định. Nhưng bé nôn nhiều lần trong ngày kèm theo một số biểu hiện lạ thì cha mẹ nên chú ý vì rất có thể bé đang mắc phải một căn bệnh nguy hiểm nào đó.
Sau đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày:
Do trẻ ăn quá no: Cha mẹ luôn sợ con mình đói, thiếu chất nên có thói quen ép con ăn nhiều dẫn đến nôn trớ vì dạ dày chịu áp lực lớn do lượng thức ăn nhiều hơn mức tiêu thụ.
Do trẻ bị ngộ độc thực phẩm: Khi trẻ ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng kéo dài kèm theo buồn nôn và tiêu chảy.
Do trẻ bị dị ứng thức ăn: Trong thời kỳ thay đổi món ăn có thể bé sẽ bị dị ứng với các món ăn mới làm bé bị nôn và đau bụng. Vậy nên thời gian này cha mẹ nên chú ý đến thực đơn ăn cho bé, tránh các đồ ăn làm bé dị ứng.
2. Khi nào trẻ nôn nhiều là nguy hiểm
Khi trẻ nôn nhiều kèm theo một trong các dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.
- Trẻ nôn nhiều kèm theo cac biểu hiện như khô môi, khô miệng, la khóc, khó chịu.
- Trẻ nôn nhiều kèm với sốt trên 38 độ
- Trẻ bị nôn nhiều lần và nôn liên tục trong 24 giờ
- Trẻ nôn nhiều kèm theo khó thở, tim đập nhanh
- Trẻ nôn nhiều và không chịu uống sữa
- Trẻ nôn kèm theo nhiều vệt máu hoặc nôn ra mật xanh
3. Cách xử trí khi trẻ nôn nhiều lần trong ngày
Tùy vào tình trạng nôn trớ của từng bé mà cha mẹ có các cách xử trí khác nhau, nếu bé nôn kèm các dấu hiệu bất thường thì nên đưa bé đến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số cách xử lý khi trẻ bị nôn
Bổ sung nước cho trẻ: Khi nôn trẻ đã bị mất đi một lượng nước khá lớn, lúc này cha mẹ nên bổ sung nước cho bé bằng cách cho bé uống nước ấm hoặc nước trái cây loãng hoặc dung dich oresol để bổ sung điện giải
Cho trẻ ăn thức ăn loãng: Sau khi nôn xong cơ thể trẻ sẽ mệt nên cha mẹ cần cho bé ăn để lấy lại sức và bù đắp những gì đã mất. Cha mẹ nên cho bé ăn cac đồ ăn loãng như cháo, nước canh. Tránh cho bé ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ
Đọc thêm: “Cách chữa nôn trớ ở trẻ”
4. Giải pháp giúp trẻ hạn chế nôn nhiều
-Không cho trẻ ăn quá nhiều, quá no. Chia nhỏ các bữa ăn để hệ tiêu háo của bé hoạt động hiệu quả
-Không cho trẻ chơi đùa,chạy nhảy quá sức khi trẻ vừa ăn xong
-Cha mẹ nên chú ý đến thực đơn ăn uống của trẻ, tránh các thực phẩm gây dị ứng cho bé.
-Đảm bảo vệ sinh ăn uống cho bé, tránh tình trạng trẻ ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn gây ngộ độc.
Tư vấn sức khỏe trực tuyến